Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu mới tốt và không tái phát? Là một trong những thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân khi mắc căn bệnh này. Hãy cùng phòng chẩn trị YHCT An Dược tìm...
Giờ mở cửa : 8h đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra hiện tượng đau nhức cổ, nhức đầu sau gáy, đau dây chằng cổ hay đau cơ cổ. Tuy không phổ biến như thoái hóa cột sống lưng, nhưng sự khó chịu mà nó gây ra lại chẳng thua kém gì. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như cách thoát khỏi nó. Các bạn có thể tham khảo ngay bài viết sau đây.
Cột sống của người trưởng thành gồm 33 đến 35 đốt. Trong đó, có 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7.
Phần cổ: Có 7 đốt sống, từ C1 đến C7; C1 được gọi là “atlas” và nâng đỡ đầu, C2 là “trục”, và C7 là đốt sống cổ nhỏ hay đốt sống cổ thứ 7; Quá trình hình thành gai đốt sống chẻ đôi không ở C1 và C7; Chỉ có đốt sống cụt có lỗ ngang; Thân nhỏ. Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai – Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa – Bộ Y tế songkhoe.suckhoedoisong.vn
90% số người trên 50 tuổi bị mắc thoái hóa khớp là con số báo động về tình trạng phổ biến của căn bệnh này tại nước ta. Trong đó, 32% là thoái hóa cột sống và đốt sống cổ chiếm tỷ lệ ½. Người bệnh nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời thì có thể phải đối mặt với tình trạng bại liệt nguy hiểm. (wikipedia)
Những đốt sống cổ được kết nối bằng dây chằng và các cơ xung quanh. Quá trình vận động và làm việc theo thời gian sẽ làm cho đốt sống cổ bị bào mòn. Đến khi sự tái tạo không theo kịp sự tàn phá, từ đó chúng sẽ bị thoái hóa.
Chỉ bác sĩ mới có thể cho bạn biết chắc chắn nguyên nhân gây đau cổ. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng cột sống dẫn đến cơn đau của bạn. Vì vậy nếu bạn bị đau dai dẳng, hãy hẹn gặp bác sĩ của bạn. (www.spineuniverse.com)
Thực tế, có rất nhiều người giật mình khi phát hiện ra cổ mình đang bị thoái hóa. Vậy, liệu bạn có nằm ngoài trường hợp này? Đừng chủ quan, vì có thể bạn sẽ mắc một trong số những nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ sau:
Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa càng lớn. Bởi vì khi tuổi cao, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt. Các thân đốt do mạch máu nuôi dưỡng kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi.
Theo quy luật tự nhiên, cùng với thời gian, các tế bào sụn khớp sẽ già đi, khả năng tổng hợp chất tạo sụn giảm, rối loạn khiến tính chất đàn hồi và chịu lực yếu. Đây là lý do gây nên bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi.Theo vnexpress.net
Nếu trong gia đình có người bị mắc thoái hóa cột sống cổ thì nguy cơ bạn bị bệnh là khá cao. Có thể là do lối sống, cách sinh hoạt và ăn uống của cả gia đình gần giống nhau sẽ tạo nên nguy cơ mắc bệnh như nhau.
Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp). Theo tuoitre.vn
Cột sống của cơ thể sẽ chịu được lực đè nén nhất định. Nhưng khi thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực quá tải lên sụn khớp. Quá trình tổn thương lặp đi lặp lại lâu dần sẽ tạo nên thoái hóa ở đốt sống.
Những người ngồi nhiều, ngồi lâu một chỗ, ít vận động, cúi nhiều, mang vác vật nặng trên vai,… Sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa cổ. Bởi vì những hoạt động đó sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc đốt sống cổ. Tác động đến dây chằng, cơ,… Làm cho sụn khớp dễ bị thoái hóa.
Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh còn do những yếu tố khác như: Chấn thương cột sống cổ do tai nạn, ăn uống thiếu dưỡng chất, biến chứng sau phẫu thuật cột sống cổ,…
Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ một phần là lão hóa tự nhiên cơ thể. Song, đa số bệnh nhân đến khám thường do thói quen sinh hoạt tác động lên sụn khớp. Điển hình là tư thế ngồi máy tính không đúng cách, ngủ ngồi, ngửa cổ trên ghế, gập, ngửa cổ nhiều.Nguồn: news.zing.vn
Phát hiện sớm sẽ có ích cho quá trình điều trị. Do đó, mỗi chúng ta cần phải chú ý đến những triệu chứng điển hình của căn bệnh này như:
Người bệnh sẽ có cảm giác mỏi, đau nhức buốt, mọi cử động của cổ đều trở nên khó khăn và đau đớn.
Tìm hiểu ngay: Đau nhức cổ là biểu hiện bệnh gì và cách điều trị DỨT ĐIỂM
Người bệnh liên tiếp phải chịu đựng các cơn đau mỏi phần cổ, lan sang vùng vai gáy. Thậm chí, cơn đau còn lan lên đầu, bả vai, cánh tay,…
Ngoài ra, người bệnh sẽ còn có những triệu chứng biểu hiện khác như:
Theo các chuyên gia, thoái hóa không trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nhưng nếu không điều trị kịp thời thì nó sẽ làm cho cuộc sống của người bệnh trở nên tồi tệ. Sống trong cảnh là gánh nặng của cả gia đình.
Người bệnh nên cảnh giác với những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:
Thoái hóa gây đau đầu là cảnh báo bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng. Đốt sống cổ là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh quan trọng, đặc biệt là giá đỡ cho cả một bộ não, vùng đầu. Vì vậy, khi đốt sống cổ bị tổn thương sẽ dẫn đến chèn ép dây thần kinh, khiến hệ động mạch đốt sống thân nền bị chèn ép. Từ đó dẫn đến máu lên não chậm hơn bình thường và gây ra những cơn đau đầu khó chịu cho người bệnh.
Xem ngay: Báo động thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu, tiềm ẩn thiếu máu não
Thoái hóa làm cho dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép, rách hoặc đứt, khiến chức năng điều khiển cánh tay bị ảnh hưởng nhiều. Nếu không điều trị sớm thì có thể gây ra tình trạng bại liệt cả cánh tay, chức năng hoạt động của tay mất vĩnh viễn.
Tê thường hay thấy ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón tay, tăng lên sau khi làm việc nhiều hoặc lái xe gắn máy. Nếu các ngón tay bị tê, người bệnh sẽ có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật thường dùng. BS. Đinh Thị Thanh suckhoedoisong.com
Thoái hóa cột sống cổ chèn ép dây thần kinh, ảnh hưởng đến mạch máu lên não nên làm cho người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ và đặc biệt là gây ù tai.
Ù tai sẽ xuất hiện rõ rệt khi người bệnh thay đổi tư thế từ ngồi – đứng lên và ngược lại hoặc là thời tiết thay đổi, cổ lâu ngày không được vận động. Thoái hóa cột sống cổ gây ù tai làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Những cơn đau nhức, hành hạ cơ thể cả ngày cả đêm nên người bệnh thường bị mất ngủ. Ngoài ra, người bệnh mất ngủ nên sẽ dễ mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh tại chỗ với các biểu hiện phong phú như: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, hay quên, hội chứng cổ – vai – cánh tay…vtv.vn
Trước tiên, người bệnh nên biết rằng thoái hóa là điều tất yếu sẽ xảy ra ở hệ thống xương khớp theo sự già đi của cơ thể. Vì vậy, đa số các bác sĩ đều nhận định rằng, chúng ta không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa được.
Nhưng, các phương pháp sẽ điều trị các triệu chứng, phục hồi chức năng vận động của đốt sống cổ. Ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả. Người bệnh cũng nên lưu ý rằng, thoái hóa có tái phát nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và vận động của cơ thể.
Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ khi ở giai đoạn mới chớm nở sẽ mang lại kết quả cao cho người bệnh. Ngược lại, nếu điều trị bệnh ở giai đoạn muộn thì thời gian sẽ lâu hơn, điều trị phức tạp hơn và có thể gây ra một số nguy hại khác cho cơ thể.
Phần lớn các trường hợp rối loạn ở đốt sống cổ có thể tự khỏi. Khi xác định những các phương pháp điều trị. Điều quan trọng là phải ghi nhớ các mục tiêu điều trị từ cả bệnh nhân và bác sĩ. Mục tiêu trước mắt bao gồm kiểm soát cơn đau của bệnh nhân trong khi hạn chế tác động mà tình trạng đó có trong cuộc sống hàng ngày của họ. Ngoài điều này, phục hồi chức năng có lẽ là mục tiêu dài hạn quan trọng nhất. Mặc dù đối với một số bệnh nhân, nó có thể là một quá trình lâu dài và khó khăn. Theo ncbi.nlm.nih.gov
Các loại thuốc tây y sẽ giúp giảm đau nhanh các triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ nếu quá lạm dụng thuốc sẽ gây đau dạ dày, hại cho tim mạch, gan, thận…
Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng đó là:
Paracetamol được tin dùng để giảm bớt đi những cơn đau tức thời cho người bệnh. Thuốc giảm đau này có ưu điểm an toàn cho cơ thể. Như không gây hại cho dạ dày, tá tràng, không ảnh hưởng đến cơ thể đông máu, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp,….
Glucosamine có công dụng tái tạo lại sụn khớp bị tổn thương. Giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn sau khi đã bị thoái hóa. Ngoài ra, thuốc này còn ức chế các enzym phá hủy sụn khớp. Giảm thiểu sự mất canxi và tăng cường khả năng hấp thu canxi, nuôi dưỡng dịch khớp bôi trơn ổ các đốt sống.
Khi bổ sung các loại thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa Glucosamine, người bệnh cần đặc biệt chú ý rằng: Các viên uống bổ sung Glucosamine có tác dụng hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây thoái hoá, gây đau khớp, không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng tức thời, cần phải dùng trong thời gian nhất định mới thu được kết quả tốt. Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thuốc kháng viêm để hỗ trợ điều trị. Tìm hiểu thêm tại dantri.com.vn
Đây là loại thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh cho những người điều trị lâu ngày không khỏi. Tuy nhiên, thuốc cũng có những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Như rối loạn đường ruột, gây viêm cầu thận và có thể làm tăng suy thận cấp và suy tim cấp.
Đây là loại thuốc giúp giảm sự căng cứng, xơ cứng của hệ cơ xương khớp cột sống đang bị thoái hóa. Giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và vận động một cách linh hoạt hơn. Ngoài ra, thuốc này còn giảm loạn lực cơ, cải thiện sự tuần hoàn và giảm phản xạ đau.
Một số loại thuốc trong nhóm này được sử dụng phổ biến như Aleve, Advil, Naprosyn, Nuprin,… Nhóm thuốc chống viêm không Corticode giúp người bị bệnh mãn tính giảm nhanh cơn đau, hiệu quả cao trong nhiều giờ. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, viêm loét bao tử,… Nếu bị lạm dụng.
Phương pháp điều trị bằng đông y đang được nhiều người quan tâm. Vì những ưu điểm an toàn, hiệu quả dài lâu và không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Theo các chuyên gia, phương pháp này cũng có những thế mạnh của riêng nó. Vì vậy theo nhu cầu và tình trạng mà người bệnh đều có thể áp dụng cách chữa này.
Vật lý trị liệu là một lựa chọn điều trị khác cho bệnh thoái hóa cổ. Bác sĩ trị liệu có thể sử dụng lực kéo giãn cột sống cổ, hoặc nhẹ nhàng thao tác cơ và khớp để giảm đau và cứng khớp. Bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể giúp bạn tăng phạm vi chuyển động và chỉ cho bạn các bài tập và tư thế đúng để giúp cải thiện cơn đau cổ của bạn. Nguồn: webMD.com
Theo y học cổ truyền, bấm huyệt là một trong những biện pháp đơn giản giúp giảm đau cực kỳ tốt. Khi thực hiện, phương huyệt được chọn là huyệt á thị, phong trì, kiên tỉnh, hậu khê.
Sử dụng các loại thảo mộc quen thuộc vườn nhà vừa tiết kiệm, dễ thực hiện. Lại vừa mang đến hiệu quả chữa bệnh cực kỳ cao.
Rất ít người biết rằng, lá lốt còn là cây thuốc có công dụng chữa nhiều thứ bệnh dân gian như đau nhức xương khớp, đau bụng nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi tay chân, phù thũng, tổ đỉa, sưng đau đầu gối, mụn nhọt lâu ngày…baomoi.com
Cách 1: Lá lốt, đinh lăng, xấu hổ mỗi loại 50g (thân và rễ). Đem rửa sạch để ráo nước và đun với khoảng 1,5 lít nước. Khi nước sôi khoảng 5 phút, tắt bếp và người bệnh dùng thay nước lọc uống hàng ngày.
Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt và ngải cứu, ít giấm. Đem lá lốt và ngải cứu rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho 2 bát giấm trắng ngâm 15 phút, đem lên bếp đun khi lá thuốc đổi màu tối thì ngừng. Cho hỗn hợp thuốc ra mảnh vải sạch, sau đó chườm lên vùng cột sống cổ cho đến khi thuốc nguội hẳn thì thôi.
Cách 1: Chuẩn bị 100g ngải cứu, 100g vỏ chanh, 300ml dầu oliu. Người bệnh thái nhỏ vỏ chanh, ngải cứu rồi cho vào bình thủy tinh. Đổ dầu oliu vào, ngâm 2 tuần, để nơi thoáng mát.
Sau khi tắm xong, người bệnh lấy 1 ít nước hỗn hợp ngâm để xoa bóp vùng đốt sống cổ bị thoái hóa.
Cách 2: Chuẩn bị 250g ngải cứu, 150ml giấm gạo. Rửa sạch ngải cứu, giã nát. Giấm gạo chưng lên cho nóng rồi trộn với ngải cứu. Sau đó cho hỗn hợp vào miếng vải, xoa dọc đốt sống cổ, từ vai đến gáy. Xoa đến khi hết nóng thì hâm lại lần 2 và thực hiện tiếp, kiên trì 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Trong chương trình truyền hình thực tế “Sống khỏe mỗi ngày” của đài VTV2 có phóng sự mang tên “Giải thoát khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm” với tham gia của Th.Bs Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông Y, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Đánh giá An Cốt Nam là một bài thuốc rất hay khi tổng hòa được cả 2 bài thuốc cổ phương ” QUYÊN TÝ THANG”, ” ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG” có sự kết hợp với các vị thuốc quý của Việt Nam như Bí Kì Nam, Trư Lũng Thảo đã và đang mang lại hiệu quả điều trị cao cho các bệnh nhân xương khớp.
Chữa bệnh nhanh nhưng cần an toàn và mang lại hiệu quả bền vững. Là những tiêu chí cần thiết cho bất kỳ loại thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ nào. An Cốt Nam với hai dạng thuốc uống và cao dán.
Theo kết quả thống kê có đến:
Anh Phi sau 9 ngày giảm 70% bệnh
Chú Thắng quận 7 khỏi bệnh sau 20 ngày điều trị bài thuốc An Cốt Nam
Chỉ vài năm gần đây bài thuốc đã giúp hơn 10.000 người thoát khỏi đau đớn do bệnh xương khớp. Đánh giá về hiệu quả bài thuốc, anh Vũ Ngọc Vân (48 tuổi, Khánh Hòa) cho hay: “An Cốt Nam không quá khó uống. Mà thuốc cũng sắc sẵn rồi nên tiết kiệm thời gian lắm. Tôi thì khoái nhất là hệ thống bài tập giảm đau, tập vào đến đâu “biết” đến đấy. Ngày nào tôi cũng tập 2 lần, giờ thành quen không tập thấy khó chịu lắm”.
Không phải ai cũng nên áp dụng biện pháp mổ thoái hóa đốt sống cổ. Các chuyên gia cho biết, phương pháp mổ nên thực hiện khi:
Khi người bệnh phải chịu đựng các cơn đau quá mức chịu đựng, điều trị bằng các biện pháp khác không có kết quả thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ. Thực hiện phẫu thuật xong sẽ giúp giảm đau, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng cổ.
Khi bệnh biến chứng thành thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần phải mổ. Bởi vì lúc này, cơn đau đã lan sang cánh tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống.
Khi thoái hóa chèn ép lên vùng tủy tức thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, do đó người bệnh cần phải mổ. Người bệnh sẽ không thể kiểm soát được tiểu tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và hầu như tê liệt hai cánh tay.
Thoái hóa gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tạo ra các cơn đau từ cổ đến cánh tay, ngón tay và lan xuống lưng, chân. Bởi vậy, bệnh nhân cần phải mổ để ngăn chặn tình trạng bại liệt cho cơ thể.
Vậy, chi phí mổ thoái hóa đốt sống cổ là bao nhiêu? Tùy vào từng trường hợp và phương pháp mổ mà giá tiền sẽ khác nhau. Nếu phẫu thuật theo kỹ thuật truyền thống thì chi phí mổ có giá dao động từ khoảng 15 – 20 triệu đồng. Còn đối với phẫu thuật nội soi thì chi phí tương đối cao hơn, khoảng từ 20 – 40 triệu đồng/1 ca mổ.
Đặc biệt, đối với người bệnh nặng, biến chứng phức tạp, phẫu thuật cần phải kết hợp nhiều kỹ thuật khó thì tổng chi phí có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.
Để điều trị an toàn, hiệu quả, người bệnh cần phải đến những địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng. Dưới đây là gợi ý một số lựa chọn cho người bệnh như:
Địa chỉ: Nhà Tròn – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Trung tâm có các thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa xương khớp hàng đầu sẽ tiến hành thăm khám, điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Một số biện pháp được dùng đó là siêu âm trị liệu, ánh sáng trị liệu, điện trị liệu, bàn kéo giãn cột sống, các bài tập thay đổi vị thế, giúp bệnh nhân tự thực hiện các kỹ năng chăm sóc bản thân trong sinh hoạt.
Địa chỉ: Nhà số 138 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Nhà thuốc hàng đầu về y học cổ truyền, các thầy thuốc tâm huyết với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp điều trị an toàn, hiệu quả. Tại đây áp dụng phác đồ điều trị An Cốt Nam với trong uống, ngoài dán cao, kết hợp vật lý trị liệu với tinh hoa là thuật đốt thuốc đến từ Nhật Bản sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho người bệnh.
Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
Khoa cơ xương khớp của bệnh viện là nơi điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ uy tín với thiết bị hiện đại, các bác sĩ đầu ngành về xương khớp đã giúp nhiều người thoát khỏi căn bệnh thoái hóa cổ.
Địa chỉ: Số 201b Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi hội tụ nhiều bác sĩ có tay nghề chuyên môn vững vàng. Khi đến thăm khám, người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn, thăm khám và định hướng các phương pháp chữa trị tốt nhất với tình trạng bệnh của cơ thể.
Địa chỉ: Nhà 325/19 đường Bạch Đằng, Phường 15, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học, tránh xa những thực phẩm không tốt cho cơ thể. baomoi.com
Ngoài việc điều trị đúng phương pháp, kết hợp ăn uống hợp lý thì muốn giải quyết nhanh các triệu chứng, người bệnh cần phải có chế độ vận động, tập luyện phù hợp.
Những người làm việc với một tư thế cần phải thường xuyên đứng lên để đi lại và tập một vài động tác thay đổi tư thế. Có thể chạy bộ, đánh cầu lông, đạp xe… miễn là thích hợp cho mình. Nếu lái xe và người ngồi trên xe cần phải thắt dây an toàn, bởi vì những cơn xóc và va chạm đều có thể gây tổn hại đến đốt sống cổ. Theo vietnamnet.vn
Máy massage đặc trị thoái hóa là biện pháp tiên tiến, sử dụng máy móc khoa học để giúp giảm đau nhanh và hiệu quả cho người bệnh.
Các loại máy này đều được thiết kế dựa trên cấu trúc của xương, giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời có thêm các chức năng đấm bóp, vận động, giúp tình trạng mỏi cổ không còn xảy ra.
Người bệnh có thể lựa chọn các dòng máy massage khác nhau trên thị trường để điều trị tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện. Nên lựa chọn mua sản phẩm chính hãng, chất lượng để đảm bảo cho sức khỏe và hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Để phòng ngừa bệnh, mỗi người cần phải chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của cơ thể. Đặc biệt, nên nhớ những điều sau:
Trên đây là những điều quan trọng về thoái hóa đốt sống cổ mà bất kỳ ai cũng cần phải biết và cảnh giác. Để phòng bệnh cho chính mình. Bệnh tật sẽ không chừa một ai, vì vậy bạn hãy chủ động bảo vệ cơ thể mình bằng những hành động thiết thực và lối sống lành mạnh.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu mới tốt và không tái phát? Là một trong những thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân khi mắc căn bệnh này. Hãy cùng phòng chẩn trị YHCT An Dược tìm...
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hôm nay cùng An Dược tìm câu trả lời thỏa đáng nhất cho thắc mắc này nhé. Chuyên gia giải đáp thoái...
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Hiệu quả của bài thuốc này đã được kiểm chứng qua hàng triệu người bệnh. Vậy sử dụng lá lốt chữa...
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ người bệnh. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ giúp mật độ canxi ở trong xương...
Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh diễn ra âm thầm trong thời gian dài. Một trong những dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ như cổ cứng, rất khó xoay chuyển kèm theo đó là những cơn đau cổ...
Đau sau gáy cổ có lẽ là triệu chứng mà bạn vẫn thường gặp. Nhiều người xuất hiện triệu chứng này khi ngủ dậy vào buổi sáng. Khi ngồi làm việc máy tính hoặc các công việc đòi hỏi phải cúi...
Các đốt sống ở cổ giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể con người có thể cử động. Do đó Hẹp đốt sống cổ là một căn bệnh khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn....
Công việc của bạn rất bận rộn, nên không có thời gian nghỉ ngơi, tập luyện, cho đến khi bạn thấy các đốt xương sống cổ có tình trạng bị đau mỏi, khiến bạn khó chịu, khi bạn đi khám...
Tập luyện thể dục thể thao là một trong những phương pháp đơn giản nhất giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sự dẻo dai của cơ thể. Tuy nhiên, với một số trường hợp khi bị bệnh lại cho...
Các đốt sống cổ là nơi hoạt động nhiều nhất, cũng như con người vận động nhiều, cho nên dẫn đến việc các đốt sống cổ gặp vấn đề. Do đó khi bất cứ một đốt sống cổ nào có...
325/19 đường Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
098.1986.223
anduoc.com@gmail.com